Nhận làm mô hình
Cầu Đà Nẵng - Ngã 3 Huế bằng tăm tre

Cách làm cầu Đà Nẵng – Ngã 3 Huế bằng tăm tre

Có rất nhiều công trình kiến trúc đẹp mà Khéo tay muốn chuyển thể thành mô hình tăm tre, và một trong số những công trình đẹp mà Khéo tay muốn chuyển thể là mô hình cầu Đà Nẵng. Trong bài viết này, Khéo tay sẽ hướng dẫn từng bước để bạn có thể tự thực hiện mô hình này. 

Bản vẽ thiết kế bạn có thể mua TẠI ĐÂY và thanh toán bằng Momo hoặc thẻ cào đều được.

Cầu Đà Nẵng - Ngã 3 Huế bằng tăm tre
Cầu Đà Nẵng – Ngã 3 Huế bằng tăm tre

Nguyên liệu cần chuẩn bị như sau:

  • Bản vẽ chi tiết 
  • Tăm tre cỡ lớn
  • Tăm tre cỡ nhỏ
  • Bìa mô hình
  • Kéo cắt tăm tre chuyên dụng
  • Dao trổ hoặc dao rọc giấy
  • Keo 502
  • Kéo, thước, bút
  • Băng dính trong suốt
  • Sơn bóng dạng xịt

Các bước thực hiện:

Bước 1:

Bước đầu tiên mình cần in bản vẽ chi tiết ra giấy A3. Bản vẽ chi tiết sẽ có tỉ lệ 1:1 với mô hình, mô hình có kích thước lớn hơn khổ A3 một chút vậy nên mình sẽ dán 2 tờ bản vẽ làm một để thuận tiện làm mô hình hơn. Đồng thời ở bước này ta sẽ dùng băng dính trong để dán đè lên toàn bộ bản vẽ để bước sau tách mô hình ra khỏi giấy dễ dàng hơn nhé

Mô hình cầu Đà Nẵng có rất nhiều chi tiết uốn cong và tròn. Chúng ta phải thật khéo léo để uốn cong các thanh tăm tre theo ý của mình mà không để tăm bị gãy

Bước hai là bước quan trọng và hơi khó một chút cần có độ tỉ mỉ cao. Mình sẽ uốn cong từng thanh tăm tre rồi lần lượt gắn chúng lên bản vẽ. Ta cần gắn từng chút một, giữ cho keo khô gắn chắc một đầu tăm tre rồi chuyển dần qua đầu còn lại

Cứ gắn nối tiếp như vậy cho đến khi hết phần đường tròn ở trong bản vẽ, các bạn phải gắn sao cho các thanh tăm tre phải thật khít với nhau, đừng để có khe hở quá lớn mô hình sẽ không được đẹp mắt. Đây sẽ là phần cầu vượt tầng 2 vòng xuyến trên cao

Tới phần đường ở bốn cạnh bên, ta cũng uốn cong tăm tre rồi gắn theo như bản vẽ hướng dẫn

Tới đây ta lặp lại bước hai. Ta gắn chồng lên các chi tiết vừa làm một lớp tăm tre nữa

Phần đường ở bốn hướng cũng vậy, mình gắn đè lên một lượt tăm tre nữa nhé

Sau khi gắn xong lượt tăm tre thứ hai, mình đánh dấu phần tăm tre thừa ngoài bản vẽ rồi cắt bỏ chúng đi

Vậy là mình đã hoàn thành xong phần một. khung đường vòng xuyến của mô hình. Bây giờ mình nhẹ nhàng tách mô hình ra khỏi bản vẽ, bản vẽ đã được dán một lớp băng dính nên khi tách mô hình khá là dễ dàng

Bước ba chúng ta sẽ làm chi tiết cầu vượt tầng 3 và chân trụ cầu. Ta nên lựa chọn những thanh tăm tre thẳng và đều nhau để gắn chi tiết này

Chi tiết cầu vượt tầng 3  ta cũng gắn chồng hai lớp tăm tre tương tự như các chi tiết ở bước hai nhé

Tiếp theo mình sẽ làm phần chân trụ

Chi tiết này rất đơn giản, ta chỉ cần đo rồi cắt ngắn tăm tre, ghép lại thành mảng bé bằng kích thước trong bản vẽ

Chân trụ cần phải chắc chắn nên ta sẽ gắn 3 mảng tăm bé làm thành một khối

Trên cùng sẽ gắn một mảng bé như hình trên, trông giống như hình chữ T vậy

Ngoài ra còn có cả phần trụ đôi như trên đây

Tiếp theo mình sẽ chia đều đường vòng xuyến ra để gắn các thanh trụ cho được đều

Giờ thì gắn các chân trụ theo đường mà ta vừa đánh dấu ở trên thôi

Phía ngoài cũng gắn các chân trụ như thế này nhé

Tới bước bốn mình sẽ làm mặt bằng của mô hình và phần tháp cầu. Làm mặt bằng rất đơn giản, ta chỉ cần chọn những thanh tăm tre thẳng, gắn lần lượt chúng lên tấm bìa mô hình lớn, gắn thật khít và thẳng nhé. Cứ gắn như vậy cho đến khi kín hết toàn bộ bề mặt bìa mô hình

Tiếp đó ta chuyển qua làm phần tháp, tháp cầu dây văng hình dạng parabol là điểm nhấn độc đáo của cung đường này, mình cắt rời chi tiết này từ bản vẽ ra rồi gắn lên bìa mô hình, dùng dao trổ nhẹ nhàng cắt lấy khung của tháp cầu

Mình sử dụng tăm tre cỡ nhỏ để ốp kín khung, chi tiết này rất cần sự tỉ mỉ và kiên trì, từ từ uốn tăm tre ở đỉnh tháp, gắn sao cho tăm tre thật khít và đều nhau nhé

Bước năm ta sẽ gắn các chi tiết cây cầu lại với nhau và hoàn thiện phần lan can trên cầu. Mình sẽ chặp đôi 2 thanh tre lại, rồi cắt nhỏ chúng thành từng đoạn ngắn bằng nhau. Gắn cách đều nhau theo đường cung của cây cầu, sau đó uốn cong hai thanh tăm tre gắn theo đường cung vừa rồi. Ta được phần lan can, thành cầu như hình trên

Gắn chi tiết trụ đỡ vào giữa hai đường đôi

Đặt thanh cầu vượt tầng 3 lên hai cột trụ và giữa tháp cầu văng, chỉnh sửa cho các chi tiết cân đối nhất rồi ta mới gắn chắc bằng keo

Ở phần này có một chút lỗ hổng, mình gắn bổ sung vài thanh tăm tre vào đó

Tiếp tục gắn phần lan can, thành cầu tương tự như trên. Các bạn chú ý nên gắn các đoạn tăm tre thật thẳng nhé

Gắn hai thanh tăm tre cỡ nhỏ nữa, vậy là phần lan can đã xong

Bước sáu, gắn dây văng. Chúng ta sẽ đánh dấu các điểm bằng bút chì, sau đó chỉ cần cắt tăm tre cỡ nhỏ vào 2 điểm mà ta đã đánh dấu trên cầu và cột tháp. Mình cần đánh dấu như vậy để vị các dây văng đều nhau, mô hình sẽ đẹp mặt hơn

Và còn những lối đi ở dưới tầng 1, ta chỉ cần uốn nhẹ tăm tre rồi gắn chúng lại thành con đường cắt ngang qua là xong

Bước cuối cùng chúng ta sẽ xịt một lớp sơn bóng lên toàn bộ bề mặt mô hình nhé

Dưới đây là video chi tiết quá trình thực hiện cây cầu này. Bạn có thể theo dõi để hiểu hơn về cách làm nhé.

By: kheotay.com.vn

1 những suy nghĩ trên “Cách làm cầu Đà Nẵng – Ngã 3 Huế bằng tăm tre

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *