Nhận làm mô hình

Hậu quả khi sử dụng dầu gấc không đúng cách

Dầu gấc không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn là một loại mỹ phẩm thiên nhiên an toàn, hiệu quả trong việc chăm sóc da. Tuy nhiên, khi lạm dụng dầu gấc hoặc sử dụng dầu gấc không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy những hậu quả khi sử dụng dầu gấc không đúng cách để bạn có cái  nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.

Sau khi tham khảo bài viết này, bạn sẽ có đủ kiến thức để biết cách sử dụng dầu gấc hợp lý. Sau đó, bạn nên tham khảo tới bài viết: Những công dụng tốt của dầu gấc, để hoàn thiện hơn kiến thức của bản thân.

Hậu quả khi sử dụng dầu gấc không đúng cách

Từ xa xưa, người Việt Nam đã biết đến trái gấc, một loại quả có sắc đỏ đẹp mắt, là biểu tượng của sự may mắn, viên mãn và tràn đầy hạnh phúc. Trái gấc không chỉ được biết đến trong chế biến các món ăn dân dã như xôi gấc, bánh chưng gấc,…mà còn là một vị thuốc thần kỳ bởi nhiều dưỡng chất trong trái gấc mang lại. Có thể nói gấc là một trái quý, là một vị thuốc quý đến từ thiên nhiên. Tuy nhiên, khi gấc chín, chúng ta không thể bảo quản gấc được lâu và còn có  một số bất cập khác. Chính vì vậy, người ta đã biết đến một cách để chắt lọc những dưỡng chất tinh túy nhất trong trái gấc, phục vụ cho mục đích sử dụng lâu dài và tiện lợi, đó là dầu gấc. Người ta chiết xuất dầu gấc để giữ lại những dưỡng chất quan trọng trong trái gấc phục vụ cho mục đích chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Thành phần dinh dưỡng trong dầu gấc

Hậu quả khi sử dụng dầu gấc không đúng cách

Dầu gấc là nguồn cung cấp beta-caroten (tiền chất vitamin A) dồi dào, chất này có tác dụng phòng ngừa các bệnh về mắt như khô giác mạc mắt, bệnh quáng gà,…Dầu gấc đặc biệt hiệu quả trong trường hợp nhức mỏi mắt do làm việc nhiều dưới máy tính, thức khuya, xem tivi, học nhiều, giảm thị lực sau phẫu thuật mắt, và rất tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn. Nhờ có sự dồi dào beta-caroten, dầu gấc còn có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu vitamin A, thúc đẩy trí não phát triển.

Chất béo trong gấc phần lớn là axit oleic (hay còn có tên gọi khác là omega-9) chiếm 44%, axit linoleic (còn có tên gọi khác là omega-6) chiếm 15% là những dưỡng chất quan trọng góp phần cấu tạo nên võng mạc mắt và não bộ. 15% omega-6 còn rất tốt cho tim, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường chuyển hóa photpholipit, làm giảm mỡ máu và phòng chống các căn bênh suy giảm trí lực ở người già.

Lycopen trong dầu gấc là một chất chống oxy hóa quan trọng và cần thiết, góp phần phòng chống bệnh ung thư. Trong dầu gấc có chứa một lượng curcumin dồi dào, hợp chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, có khả năng vô hiệu hóa tới 75% tế bào ung thư.

Đối với việc làm đẹp, beta-caroten trong dầu gấc là thành phần dưỡng chất thiên nhiên thuần túy có khả năng chống lão hóa, đồng thời bổ sung một lượng lớn vitamin giúp tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.

Trong dầu gấc còn chứa một lượng lycopen cao hơn cà chua 70 lần có tác dụng chống lão hóa, điều trị sạm da, trứng cá, góp phần dưỡng da và bảo vệ da, cho bạn một làn da tươi trẻ, hồng hào đầy sức sống.

Hậu quả khi sử dụng dầu gấc không đúng cách

Bên cạnh đó, vitamin E trong dầu gấc cũng có tác dụng hỗ trợ làm đẹp da hiệu quả.

Dầu gấc rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Dưới đây là một số sai lầm khi sử dụng dầu gấc mà bạn nên tránh.

Sai làm và hậu quả khi sử dụng dầu gấc không đúng cách

  1. Lạm dụng dầu gấc.

Vì thành phần dinh dưỡng khá nhiều trong dầu gấc nên tâm lý người tiêu dùng thường lạm dụng, dùng nhiều. Trong dầu gấc có chứa beta-caroten là tiền chất của vitamin A,  chất này tan trong dầu nhưng khi sử dụng với hàm lượng quá cao, chất này sẽ bị giữ lại trong gan chứ không được đào thải ra.

Nếu caroten bị tích trữ quá nhiều sẽ gây vàng da, đặc biệt là hai bàn tay và hai bàn chân, nếu tiếp tục sử dụng trong thời gian dài có thể gây ngộ độc.

Lạm dụng dầu gấc cho trẻ em, dùng nhiều, dùng hàng ngày thì beta-caroten cũng như các vitamin sẽ tích lũy ở mô, đến một ngưỡng nào đó sẽ gây ra tác dụng phụ và có thể gây ngộ độc, biểu hiện sớm có thể thấy được là vàng mắt và vàng da, đó là dấu hiệu thừa vitamin.

Đối với trẻ em suy dinh dưỡng nên trộn dầu gấc vào thức ăn đã nấu chín mỗi ngày 10 g (khoảng ngày khoảng 2 muỗng cà phê).  Đối với người lớn, không dùng dầu gấc quá 2ml trong tất cả các bữa ăn trong ngày. Đối với trẻ em, không dùng dầu gấc quá 1ml/ngày. Nếu sử dụng dưới dạng viên nang, người lớn không nên dùng quá 2-4 viên nang dầu gấc mỗi ngày.

  1. Dùng chung dầu gấc với các thực phẩm giàu beta-caroten

Hậu quả khi sử dụng dầu gấc không đúng cách

Khi sử dụng dầu gấc, bạn không nên dùng dầu gấc kết hợp với các loại hoa quả giàu beta-caroten như cà chua, bí đỏ,…trong cùng một bữa ăn hay trong thời gian dài, liên tục.

Các loại quả như gấc, cà chua, bí đỏ,…đều là những thực phẩm giàu beta-caroten cũng như nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Khi dùng dầu gấc và các loại hoa quả giàu beta-caroten để nấu chung hoặc dùng trong cùng một bữa ăn sẽ làm tăng lượng beta-caroten trong cơ thể. Trong khi đó, theo khuyến cáo, người lớn không được dùng quá 2 ml dầu gấc mỗi ngày, trẻ em không dùng quá 1 ml mỗi ngày khi dùng dầu gấc để cho vào thức ăn.

Nếu sử dụng kết hợp dầu gấc với các thực phẩm giàu beta-caroten sẽ dẫn đến tình trạng thừa beta-caroten (tiền vitamin A) trong một ngày so với ngưỡng cho phép. Nếu để tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra sự thừa vitamin trong cơ thể, gây vàng da, vàng mắt, và nặng hơn là gây ngộ độc gan, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

  1. Dùng dầu gấc để chiên, rán.

Trong dầu gấc có nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, đặc biệt là caroten. Vì vậy khi sử dụng dầu gấc để chiên, rán, bạn không những không làm tăng tính dinh dưỡng cho món ăn mà còn làm giảm đi những dưỡng chất trong đó.

Thay vì dùng dầu gấc để chiên, rán đồ ăn, bạn có thể dùng dầu gấc để trộn vào các món ăn đã chín, cách này còn đặc biệt tốt cho trẻ ăn dặm, góp phần tạo sự phát tốt nhất cho trẻ, đặc biệt là sự phát triển của đôi mắt và sự phát triển của não bộ. Bạn có thể trộn dầu gấc vào cháo, bột cho trẻ ăn trong thời kỳ ăn dặm. Đối với người lớn thì có thể uống dầu gấc dưới dạng viên nang, hoặc trộn dầu gấc vào thức ăn chín để dùng.

Lưu ý:

Tuy dầu gấc một loại thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng dầu gấc.

Những người không nên sử dụng dầu gấc:

  • Những người bị thừa vitamin A hoặc những người bị da vàng do thừa beta-caroten nên hạn chế tối đa việc sử dụng dầu gấc. Đơn giản chỉ vì bạn đã thừa vitamin A và beta-caroten rồi, lại dùng thêm dầu gấc (nguồn cung cấp beta-caroten dồi dào) thì nó sẽ tích tụ trong các mô và có thể gây ngộ độc gan.
  • Phụ nữ đang mang thai nếu muốn sử dụng dầu gấc cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Những người nên sử dụng dầu gấc:

  • Người bị bệnh thiếu vitamin A
  • Người có hàm lượng cholesterol quá cao
  • Người có hệ miễn dịch không tốt
  • Những người bị thâm da, nám da, mụn,…(phục vụ nhu cầu làm đẹp)

Lời khuyên:

  • Bạn nên dùng dầu gấc tự làm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đạt hiệu quả cao hơn trong việc chăm sóc da, đồng thời bạn còn tiết kiệm được nhiều chi phí khi tìm mua các chế phẩm từ gấc. Bạn có thể tham khảo cách làm dầu gấc trên kheotay.com.vn để tự làm cho mình một chai dầu gấc an toàn, nguyên chất, phục vụ cho việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
  • Bảo quản dầu gấc trong chai thủy tinh, đặt ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để đảm bảo nguyên vẹn chất lượng dầu gấc.

Như vậy, chuyên mục đã chia sẻ cho bạn những cái nhìn chi tiết nhất về dầu gấc và những sai lầm cũng hậu quả khi sử dụng dầu gấc không đúng cách. Chuyên mục mong rằng bạn sẽ biết cách sử dụng dầu gấc hợp lý hơn để chăm sóc sức khỏe cho chính bạn và gia đình bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm kheotay.com.vn để biết thêm nhiều điều thú vị và hữu ích nhé.

Bài viết đề xuất: Những công dụng tốt của dầu gấc 

By: kheotay.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *