Rồng được xem là một loài linh vật rất nổi tiếng không chỉ ở các nước phương Đông mà còn xuất hiện rất nhiều trong văn hóa phương Tây. Hôm nay, chuyên mục sẽ mang tới cho các bạn cách gấp chi tiết loài linh vật này.
Trên Thế Giới, rồng mang trong mình nhiều biểu tượng khác nhau. Ở phương Tây, Rồng chủ yếu được biết đến với hình ảnh là một loài bò sát lớn có vảy, cánh, đuôi dài, biết bay và phun ra lửa, thường nhắc tới với sức mạnh bạo tàn, sự hung ác, là chúa muôn loài và là linh hồn trong bóng tối. Nhắc đến rồng phương Tây người ta không thể quên hình ảnh rồng bóng đêm 3 đầu, 6 đầu tàn bạo trong các câu truyện thần thoại. Tất nhiên, cách gấp rồng bóng đêm Origami bằng giấy là không thể thiếu và đã được chuyên mục hướng dẫn tỉ mỉ trong bài viết trước.
Ở phương Đông, Rồng là loài vật không cánh, có chân nhưng biết bay mình dài, có vảy , đầu có sừng, râu dài có khả năng làm mưa gió, tạo sấm chớp rung chuyển đất trời luôn xuất hiện với ánh hào quang, là con vật linh thiêng tượng trưng cho vẻ đẹp chân, thiện, mĩ; là biểu tượng tốt lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, không những thế rồng còn là đại diện cho quyền uy và sức mạnh được người phương Đông tôn thờ một lòng thành kính.
Xuất phát từ nhận thức thiêng liêng của người phương Đông mà hình ảnh loài Rồng luôn được đặt trang trọng trên những công trình xây dựng của hoàng tộc, lăng tẩm, trên các đồ trang sức, lễ phục hay đồ dùng thường ngày của vua chúa. Lúc này, Rồng là biểu tượng của người đứng đầu đất nước, mang trong mình trọng trách của cả dân tộc, là người hội tụ đủ tất cả trí tuệ, tài năng, sự sáng suốt và là con của Trời!
Đối với các nước phương Đông hình ảnh loài rồng cũng có sự khác nhau. ta sẽ bắt gặp những con rồng chân trước cầm ngọc ở Trung Quốc, những con rồng ngậm ngọc như ở Việt Nam, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Ở các nước khác hình ảnh rồng thường có mô típ là những con rồng cuộn khúc chân đạp lên mây nhưng với Việt Nam thì hình ảnh con rồng có sự thay đổi qua các triều đại. Từ thời Vua Hùng hình ảnh con rồng được khắc trên những vũ khí, đồ vật bằng đồng để trang trí nhằm thể hiện địa vị hay vũ khí để tăng thêm sứa mạnh nhưng rồng mới chỉ mang dáng vẻ là một loài bó sát có vảy, sừng chưa rõ ràng.
Đến thời nhà Lí hình ảnh về rồng mới thực sự rõ nét với thân mình cuộn khúc mềm mại và uyển chuyển trong dáng điệu đang bay lên cao. Sang đến thời nhà Trần rồng mang dáng vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, có sừng và dữ tợn hơn. Đến thời nhà Lê hình ảnh về rồng thay đổi hẳn rồng xuất hiện với chiếc đầu to, mũi lớn, mình uốn hai khúc lớn, chân quắp lại móng vuốt sắc nhọn đại diện cho quyền uy phong kiến. Và cũng ở triều đại này đã xuất hiện khái niệm tứ linh, rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh đó bao gồm : long, ly, quy, phụng.
Cho đến thời Trịnh Nguyễn con rồng đã được nhân cách hóa , biến đổi với hình ảnh bầy rồng mẹ con quây quần hay rồng đuổi bắt mồi. Tới thời nhà Nguyễn rồng quay về với hình ảnh uy nghiêm. Rồng với đầu to, sừng chĩa ra hai bên, mắt lộ, mũi sư tử, miệng há lộ răng lanh, râu phân đều hai bên mình uốn khúc lớn không dài ngoằng, thường chầu hoa cúc, miệng ngậm chữ thọ, rồng dùng cho vua có năm móng, dùng cho quan có bốn móng .
Ngày nay tuy rồng không còn tính chất thiêng liêng tối thượng như xưa nhưng vẫn được dùng để trang trí, trạm trổ trên những công trình kiến trúc, khắc trên đồ trang sức quí giá, được dùng nhiều trong hội họa… Rồng đối với người dân thời đại mới vẫn luôn mang biểu tượng tốt lành và người ta vẫn thường chọn năm rồng để sinh con trai.
Hi vọng các bạn sẽ thấy thú vị với những thông tin mà chuyên mục gửi tới. Còn ngày bây giờ, mời các bạn cùng học cách gấp rồng giấy với nghệ thuật Origami Nhật Bản nhé!
[alert-success]
Trong nhiều truyền thuyết, rồng bóng đêm luôn là đối trọng của rồng đỏ. Điều thu hút và thú vị nhất là sức mạnh của hai con rồng này luôn luôn tương đương nhau để tạo ra những cuộc chiến kinh thiên động địa. Vậy nếu bạn muốn làm thêm một chú rồng bóng đêm cho đủ bộ thì mời bạn xem bài viết “Cách gấp rồng bóng đêm Origami bằng giấy“.[/alert-success]