Nhận làm mô hình

Công dụng của khí ozone trong đời sống hàng ngày

Trong nội dung học phổ thông, ai trong chúng ta cũng đã được tìm hiểu về tầng ozone trong bộ môn địa lý. Có thể bạn đã biết một số công dụng của khí ozone đối với thiên nhiên, với trái đất. Tuy nhiên, sự kỳ diệu của khí ozone không chỉ dừng lại ở đó mà còn được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Trong bài viết này, bạn hãy cùng chuyên mục tìm hiểu thêm nhiều công dụng thần kì khác của loại khí này nhé.

Công dụng của khí ozone
Công dụng của khí ozone

Ưu điểm của khí ozone:

  • Là chất oxy hóa mạnh mẽ nhất hiện có
  • Thân thiện với môi trường
  • Không chứa hóa chất gây hại
  • Khả năng khử trùng hơn ba ngàn lần so với chlorine
  • Tiêu diệt mầm bệnh ngay lập tức
  • Không có dư hoá chất độc hại

Với những ưu điểm tuyệt vời này, ozone mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là cho nền công nghiệp. Sau đây là một số công dụng cụ thể của ozone.

Công dụng của khí ozone đối với sự sống trên trái đất

Công dụng thần kì của khí ozone

Nếu không có ozone, sự sống trên Trái đất sẽ không phát triển. Giai đoạn đầu trong sự phát triển của các tế bào sinh vật đòi hỏi phải có môi trường oxy. Loại môi trường này tồn tại trên trái đất hơn 3000 triệu năm trước. Hình thức nguyên thủy của sự sống là đời sống thực vật, khi được nhân rộng và phát triển, chúng  bắt đầu hình thành một lượng nhỏ oxy thông qua các phản ứng quang hợp (trong đó chuyển đổi carbon dioxide thành oxy). Việc làm đầy ôxy trong khí quyển dẫn đến sự hình thành của tầng ozone trong các tầng khí quyển bên trên hoặc tầng bình lưu. Ở một mức độ nào đó, tầng ozone giúp bảo vệ sự sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ bức xạ tia cực tím từ mặt trời, đặc biệt là bức xạ UVB có thể gây ung thư da và đục thủy tinh thể, gây hư hại mùa màng, và tiêu diệt một số loại sinh vật biển. Nếu không có lớp bảo vệ này, bức xạ tia cực tím hơn sẽ tới được bề mặt của Trái đất và gây ra thiệt hại rất lớn cho thực vật, động vật và đời sống con người. Chính vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ tầng ozone mỏng manh và thần kỳ này.

Công dụng thần kì của khí ozone

Công dụng của khí ozone trong công nghiệp

Công dụng thần kì của khí ozone

Khí ozone có những tính chất lý, hóa đặc biệt quan trọng, được ứng dụng  nhiều trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp thực phẩm. Sức mạnh thần kì của khí ozone đã thôi thúc các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu, không ngừng sáng tạo để điều chế thành công khí ozone, máy sục ozone phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống.

Công dụng thần kì của khí ozone

Ozone là một chất khí không bền, dễ phân hủy thành oxy phân tử và oxy nguyên tử. Oxy nguyên tử này chính là nhân tố làm nên tính oxy hóa mạnh của ozone và có hoạt tính mạnh hơn rất nhiều so với khí clo, Chính vì vậy, oxy nguyên tử dễ dàng phân tách, chiếm chỗ hay phá hủy các phân tử gây mùi. Nhờ đó, ozone trở thành một chất khử trùng, diệt khuẩn hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi.

Ozone, một loại khí có hình thức là một oxy triatomic, đã được sử dụng trong nhiều năm qua trong các ứng dụng như xử lý nước thành phố và nước đóng chai. Chất khí này được sử dụng như một chất khử trùng nước uống kể từ năm 1893, như một chất bảo quản thực phẩm (các loại thịt) trong các kho lạnh kể từ năm 1909, và đã được tìm thấy để ngăn chặn sự phát triển của nấm men, nấm mốc trong quá trình bảo quản trái cây vào năm 1939. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, ozone được biết đến như một chất diệt khuẩn chống lại các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc,…Ozone không hoạt động như một chất độc sinh học mà nó khử trùng, diệt khuẩn bằng quá trình oxy hóa. Chính vì vậy, công nghệ ozone ngày càng phát triển và hoạt động hiệu quả trong các ngành công nghiệp. Người ta đã dùng ozone để khử trùng không khí, khử trùng trong y tế, khử trùng nước, nước thải,…Đồng thời, ozone  được sử dụng để kiểm soát sự tăng trưởng sinh học của các vi sinh vật gây hại cho sản phẩm và thiết bị công nghiệp. Ozone đặc biệt phù hợp với ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát vì chất này có khả năng khử trùng vi sinh vật mà không cần thêm bất kỳ hóa phẩm nào.

Một số công dụng của ozone trong công nghiệp thực phẩm:

Là chất khử trùng thân thiện với môi trường, ozone dần chiếm ưu thế hơn so với clo, một trong những chất khử trùng sử dụng trong nhiều phân khúc của ngành công nghiệp thực phẩm. Cụ thể: 

Sục khí ozone để rửa rau quả, trái cây, loại bỏ hóa chất độc hại như thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu,…

Công dụng thần kì của khí ozone

Bảo quản thực phẩm trong kho lạnh (các loại thịt cũng như các loại thực phẩm khác)

Công dụng thần kì của khí ozone

Khử trùng, diệt khuẩn, làm sạch nước sinh hoạt và nước đóng chai.

Công dụng thần kì của khí ozone

Loại bỏ độc tố trong nước, trong thực phẩm (rau quả, thị cá, gia cầm,…)

Công dụng thần kì của khí ozone

Chống  lại vi khuẩn, diệt vi sinh vật , nấm, ký sinh trùng và virus trong phạm vi ozone hoạt động.

Rửa và khử trùng thực phẩm rắn với các bề mặt còn nguyên vẹn (các loại trái cây và rau quả) và tác dụng khử trùng các sản phẩm tươi, sản phẩm trước khi đóng hộp đã được giới thiệu tại thị trường Mỹ.

12q

Sử dụng ozone để khử trùng thiết bị, vật liệu đóng gói, nơi đóng gói sản phẩm.

Công dụng thần kì của khí ozone

Kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn Generic E.coli trên heo.

Đảm bảo an toàn khi nuôi và chế biến thịt gia súc, gia cầm, nuôi trồng và chế biến thủy sản, loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại. Ngoài ra, ozone còn có rất nhiều các công dụng khác như: Bảo quản kho lương thực, quản lý dịch hại, hỗ trợ thủy lợi, nâng cao chất lượng không khí  (trong lành hơn, sạch hơn, bớt ô nhiễm), khử trùng nước giải khát,…

Bài viết trên đã giới thiệu tới các bạn những công dụng của khí ozone trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã biết tạo ra khí ozone nhân tạo để phục vụ đời sống của con người. Nếu bạn cũng muốn tận dụng những ưu điểm đó của ozone và ứng dụng cho gia đình  mình, bạn có thể tìm mua những loại máy sục ozone đang được bán rất nhiều trên thị trường. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe và niềm vui!

By: kheotay.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *